Thanh niên Sài Gòn chơi Zippo
Thanh niên Sài Gòn chơi Zippo. Thú chơi sưu tầm bật lửa Zippo được "đẩy" lên thành thú chơi cầu kỳ, tốn kém của một bộ phận thanh niên Sài Gòn. Có những hàng "khủng" giá được rao tới hàng ngàn USD.
Dân Sài Gòn Chơi Zippo theo bộ và dòng bật lửa
Sáng thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, tại một quán cà phê ở quận 3, TP.HCM, người ta thường thấy một nhóm gồm hơn 10 người tụ tập. Họ say sưa chiêm ngưỡng, bàn luận về những chiếc bật lửa Zip. Trong số đó, một người rất thành thạo thực hiện các động tác biểu diễn múa tay với chiếc bật lửa. Đó là thành viên của nhóm Cà Phê Đá.
Anh Phạm Minh Huy, sinh năm 1970, ngụ quận Tân Bình, một người trong nhóm, có thâm niên 22 năm “chơi” bật lửa Zip cho biết: “Đối với những người sưu tầm thì Zippo không còn là chiếc bật lửa thông thường có công dụng đánh lửa châm thuốc lá. Nó mang trong mình rất nhiều giai thoại và là kỷ vật của chiến tranh”.
Hãng Zip của Mỹ thành lập vào năm 1932, năm 1933. Chiếc bật lửa Zip đầu tiên được xuất xưởng. Phiên bản Zip đầu tiên giờ chỉ còn độ vài chục cái. Có những mẫu bật lửa hiện nay đã ngưng sản xuất. Những chiếc Zip được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, thép, bạc, thậm chí bằng vàng. Giá trị của chúng tùy vào độ hiếm, cổ xưa cũng như tình trạng và chủ đề. Chiếc bật lửa Zip thông thường có giá từ 18 đô la đến vài trăm đô la. Hiện nay chiếc quý nhất trên thế giới được định giá lên đến 37.000 đô la.
Bộ và dòng bật lửa Zippo dân Sài Gòn sưu tầm
Mê và sưu tầm bật lửa Zippo từ khi mới 17 tuổi, tính đến nay anh Huy đã có trong tay gần 2000 chiếc gồm hơn 40 set (bộ) và rất nhiều dòng (chủ đề). Có những cái anh đã phải bỏ tiền ra mua với giá hơn 1000 USD. Có chiếc trở nên vô giá đối với dân sưu tầm Zip chuyên nghiệp bởi có tiền cũng chưa chắc đã tìm mua được.
Vì bật lửa Zippo có rất nhiều loại nên dân sành chơi đã tự chia ra thành các lĩnh vực khác nhau để tiện sưu tầm. Người ta có thể sưu tầm bật lửa Zip theo set và theo dòng. Anh Huy rất mê và thích truy lùng những chiếc bật lửa Camel (in hình lạc đà). Ngoài ra trong bộ sưu tập của mình anh còn có những chiếc town & country (được mệnh danh là thánh vật của Zip). Một trong những chiếc Zip cuối cùng sản xuất tại Canada của anh Huy cũng được dân trong nghề đánh giá khá cao.
Các thành viên trong nhóm như Hiệp Zip và Tùng. Tuy mới chỉ đam mê thú chơi này được vài năm nhưng mỗi người cũng sở hữu được vài trăm chiếc bật lửa. Hiệp Zip lại yêu thích những chiếc Zip khắc hình chiến hạm. Tùng thích những chiếc Zip Toledo (dòng hoa văn), được trạm khảm thủ công cầu kỳ.
Zippo và những hồi ức sài Gòn
Nhiều thành viên trong nhóm Cà Phê Đá say sưa kể về những huyền thoại xoay quanh chiếc bật lửa đã cũ. Chiếc Zip nhỏ bé mang trong mình nhiều câu chuyện cả vui lẫn buồn.
Giải thích cho sự đam mê Zip của mình. Anh Hiệp cho biết: “Trải qua bao nhiêu năm nhưng chiếc bật lửa Zip vẫn trung thành với mẫu nguyên bản. Nó tượng trưng cho phong cách đàn ông, sự bền bỉ, chung thủy. Khi nói đến bật lửa Zip là người ta nghĩ đến chiếc bật lửa không bị tắt khi dùng ngoài gió, mưa”.
Thú chơi Zippo kỳ công của người Sài Gòn
Người sưu tầm bật lửa Zip chuyên nghiệp ngoài việc đam mê còn phải có kiến thức, thời gian và tài chính. Theo anh Huy, khi chiêm ngưỡng những chiếc bật lửa Zip quý giá, người xem phải đeo bao tay để chúng khỏi bị ố. Những viên đá đánh lửa cần phải được lấy ra nhằm tiện cho việc bảo quản. Đối với dân sưu tầm, chiếc bật lửa Zip không bao giờ được đổ xăng để sử dụng. Với họ, chúng không còn được coi là đồ để đánh lửa thông thường mà là những vật cưng, chỉ để trưng bày, chiêm ngưỡng.
Các bài viết khác
Viết bình luận của bạn