Bật lửa Zippo World War (Phần 2) - Zippo chiến tranh TG II
Lần trước mình đã nói về chiếc bật lửa zippo quân sự ra đời như thế nào. Cũng như nói vê một số nhân vật và sự kiện trong thời kỳ đó. Ở bài này chúng ta rời chiến trường và trở lại zippo company để khám phá một số điều nhé. Tại thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2, người ta chưa quan tâm nhiều về việc quảng cáo. Các bật lửa zippo World War vì thế ít được quan tâm như chiến tranh. Bạn hãy cùng xem zip đã khéo léo như nào trong việc giới thiệu sản phẩm của mình nhé.
Bật lửa zippo World War - chặng đường phát triển
- Vì sao gọi là bật lửa zippo World War II. Vì đây là những mẫu zippo Mỹ trong thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết và tỉ mỉ sự phát triển của máy lửa trong giai đoạn này.
- Đây là chiếc zippo Mỹ lăn lộn trong thời chiến tranh. Tuy nhìn em nó tàn tạ trong chiến đấu nhưng vẫn sử dụng ngon lành. Các vết sơn đã mòn và nhiều vết méo mó xuất hiện do chiến tranh.
Các mẫu hộp quẹt zippo thời chiến tranh
Bản lề máy lửa Mỹ năm 1942
- Mình không nói về điều giống nhau của những chiếc bật lửa Mỹ. Mình chỉ kể ra các điểm khác biệt. Ở đây là ở bản 1942 thì bản lề có 4 chấu, đáy phẳng, và được chống chỉ định lật ngược sử dụng. Có 3 số hiệu của mã PAT vào năm 1942 là PAT 2032695 / PAT #203695 và PAt 203695. Thời điểm này, một triệu chiếc đã được bán hết đến năm 1942.
Bản lề hộp quẹt zippo năm 1943 đến 1945
- Bản lề máy lửa chỉ có 3 tấm. Không có ghi trong hướng dẫn là chống chỉ định khi sử dụng lật ngược. Tem dưới mộc đáy chỉ khác 1 chút so với bản 1942. Số lượng được sản xuất và tiêu thụ đến năm 1947 lên tới 10 triệu chiếc.
Ruột và mộc đáy zippo thời chiến tranh 1942 - 1945
- Còn ruột máy lửa mặt trên giống nhau và giữ nguyên thiết kế với 14 lỗ gió. Bánh xe với đinh tán và có 70 lằn răng nhé. Nhưng tới cuối năm 1946 thì số lượng lằn răng trên bánh xe đã giảm xuống chỉ con 48.
- Câu chuyện kể rằng George G. Blaisdell đã phát hiện ra vào đầu năm 1946 rằng chất lượng của bánh xe đá lửa không tốt như ông đã được tin tưởng. Vì vậy, ông đã chi khoảng 300.000 đô la Mỹ để giải quyết vấn đề để phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng. Ông nói lên lời hứa nổi tiếng hiện nay với khách hàng: "Nếu một chiếc Zip không hoạt động - chúng tôi sẽ sửa nó miễn phí".
- Còn đây là ruột mặt trước sẽ khắc mã số PAT và tất cả mọi thứ ở trong ruột.
- Cùng xem dưới ruột nào
Mộc đáy quẹt Mỹ 1942 thời chiến tranh
Bao bì Zippo Mỹ những năm 1942 - 1945
- Lúc ấy, bao bì đựng máy lửa Mỹ nhìn rất thân thiện, đơn giản.
- Chiếc hộp đựng bật lửa năm 1942 chỉ ở trong hộp cát tông. Ở mặt sau thì không được ghi chú hay in hình ảnh gì. Bao gồm hộp quẹt và hướng dẫn sử dụng.
- Ngoài bản phía trên một loại bao bì khác cũng được sản xuất có mầu đỏ, hoặc là in màu xanh hay nâu. Là những biến thể hộp đựng cho tới những năm 1945.
- Cuối năm 1945 khi chiến tranh kết thúc bật lửa zippo đã thành mặt hàng dân dụng như ý nghĩa ban đầu của nó.
- Đầu năm 1946, hộp được thiết kế lại cho thấy mẫu bật lửa Zippo Niken-Bạc mới. Tên viết tắt SGB là viết tắt của Sarah Grant Blaisdell, mẹ của Georges.
- Tờ giấy hướng dẫn dử dụng và bảo trì hộp quẹt zippo đi theo mỗi hộp.
- Tờ thứ 2 ghi rõ cấu tạo và cách bảo trì của hộp quẹt zippo. Và có cả phần hướng dẫn châm xăng để sử dụng nữa nhé.
Cùng xem lại em nó nhé, mẫu bật lửa Mỹ sinh ra trong thời chiến tranh và được gọi là zippo World War II
Công ty Mỹ đã quảng cáo cho hộp quẹt zippo thế nào trong chiến tranh
Trong những năm 1940 và 1950, quảng cáo cho bật lửa & đá lửa Zip có thể được tìm thấy trên các tạp chí như The New Yorker, The Esquire & The Saturday evening Post. Tại thời điểm này, thông thường có quảng cáo theo phong cách hoạt hình hoặc truyện tranh. George G. Blaisdell đã thuê các họa sĩ truyện tranh nổi tiếng của Mỹ như Frank Beaven, Otto Soglow và các nghệ sĩ như John Lopker để thiết kế quảng cáo. Mặc dù không có doanh thu dân sự nhiều trong gần bốn năm, ý tưởng của ông đã thành công và Zippo USA trở nên nổi tiếng trên toàn quốc.
Tháng 12 năm 1941 (trên tạp chí Esquire) - hình ảnh thiết kế của John Lopker. Cũng là năm cuối cùng những chiếc nắp vuông được sản xuất.
- Năm 1942, thiết kế của Frank Beaven có đính 1 huy hiệu quân sự để thể hiện cho chiến tranh.
- Mẫu tiếp theo khi Zippo USA là độc quyền cho quân đội, đã được ghi chú là không bán hàng dân sự.
- Cũng vào năm 1942 quảng cáo cho thấy zippo trong thời chiến tranh đã được chính phủ mỹ bao tiêu.
- Tháng 12 trên năm 1942 quảng cáo zip trên Tạp chí Esquire với tiêu đề zippo không chỉ là một cái bật lửa.
- Quảng cáo năm 1943 mô tả chiếc bật lửa Zip màu đen là bật lửa của không quân Hoa Kỳ. Chúng được làm chất liệu nhám đen, không phản chiếu ánh sáng. Giúp người lính an toàn trong bóng đêm.
- Năm 1943 quảng cáo nói rằng giữ Zip bên bạn theo như một món đồ hoàn hảo.
- Năm 1943 giới thiệu Zippo USA như những đối thủ và là rắc rối lớn đối với quân địch. Zippo is in the War như một khẩu hiệu của zippo Mỹ.
- Cũng năm 1943 mẫu giới thiệu bật lửa Zippo giới hạn. Người ính rất yêu quý chúng.
- Năm 1944 được thiết kế 3 bản đều của Frank Beaven.
- Bản quảng cáo giấc mơ ấm áp.
- Bản thiết kế hi vọng kết thúc chiến tranh.
- Tháng 12 năm 1944 Zip trên tạp chí Esquire thiết kế của Frank Beaven.
Còn rất nhiều mẫu quảng cáo của Zippo World War trong khoảng thời gian này. Ở trên là các mẫu quảng cáo liên quan đến zippo thời chiến. Những mẫu sau của công ty Mỹ thì về đời thực nên mình sẽ viết ở một bài khác. Nếu các bạn là các zipper, và muốn tìm hiểu rõ nét về lịch sử của nó. Hãy cùng đọc bài tiếp ở ngay đây nha.
Viết bình luận của bạn